Quy định về tiền phụ cấp ăn trưa, ăn ca mới nhất 2024

Quy định về tiền phụ cấp ăn trưa, ăn ca mới nhất 2024
5/5 - (1 vote)

Thư Viện Kế Toán sẽ cung cấp các thông tin sau về phụ cấp tiền ăn trưa, ăn ca thông qua việc tổng hợp các văn bản quy định mới nhất:

  1. Phụ cấp ăn trưa có tính vào thu nhập chịu thuế TNCN không?
  2. Mức phụ cấp ăn trưa tối đa được quy định là bao nhiêu?
  3. Phụ cấp ăn trưa có phải đóng BHXH hay không?

Mức phụ cấp tiền ăn trưa, ăn ca tối đa được đưa vào chi phí hợp lý:

Mức phụ cấp tiền ăn ca, ăn trưa tối đa được coi là chi phí hợp lý và có thể trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC. Theo đó, để được trừ, các khoản chi phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện như có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật và chứng từ thanh toán không dùng TM nếu có hóa đơn mua hàng hóa, DV từng lần có giá trị từ 20 trđ trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán.

Tuy nhiên, theo Khoản 2, Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC, các khoản chi tiền lương, tiền thưởng cho người lđ sẽ không được trừ nếu không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức hưởng tại một trong các hồ sơ như Hợp đồng lđ, Thỏa ước lđ tập thể, Quy chế tài chính của Cty, Tổng cty, Tập đoàn hoặc Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, GĐ quy định theo quy chế TC của Cty, Tổng cty.

Phụ cấp tiền ăn ca, ăn trưa không chịu thuế TNCN:

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC về thuế thu nhập cá nhân (TNCN), khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa được cung cấp cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn hoặc cấp phiếu ăn sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động chi tiền cho người lao động thay vì tổ chức bữa ăn, mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì sẽ không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân. Nếu mức chi vượt quá hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì phần CP vượt mức sẽ phải tính vào TN chịu thuế của cá nhân.

Mức chi cụ thể được quy định tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với DNNN và các tổ chức, đvị thuộc cơ quan HCSN, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Còn đối với các DN ngoài NN và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đvị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với DNNN.

Mức phụ cấp tiền ăn trưa, ăn ca tối đa:

Theo Khoản 4 Điều 22 TT số 26 năm 2016/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ – Thương binh – Xã hội, mức phụ cấp tiền ăn giữa ca tối đa do công ty chi trả cho người lao động không được vượt quá 730.000 đồng/người/tháng. Hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước được quy định tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Kết luận quy định về phụ cấp ăn trưa, ăn ca:

Theo Công văn 73511/CT-TTHT ngày 05/11/2018 của Cục thuế TP Hà Nội, trong trường hợp cty có chính sách phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca cho người lđ, điều kiện được hưởng và mức được hưởng phải được ghi cụ thể tại một trong các hồ sơ sau: hợp đồng lđ, thỏa ước lđ tập thể, quy chế tài chính của công ty/tổng công ty/tập đoàn hoặc quy chế lương thưởng do Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ, GĐ quy định theo quy chế tài chính của cty/tổng cty.

  1. Về Thuế thu nhập doanh nghiệp:
  • Các khoản chi được miễn thuế tính vào chi phí được trừ khi tính Thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính.
  1. Về Thuế thu nhập cá nhân:
  • Công ty có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức: (1) Tự tổ chức nấu ăn, mua suất ăn hoặc cấp phiếu ăn cho người lao động => Không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN. (2) Không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lđ theo mức chi phù hợp với hd của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội => Không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Mức tối đa là 730.000 đồng/người/tháng.
    • Nếu chi tiền vượt quá 730.000 đồng/người/tháng thì phần vượt mức sẽ chịu thuế TNCN.
  • Trường hợp cty không đáp ứng được 1 trong 2 hình thức nêu trên thì phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lđ. Xem thêm tại Công văn số 35220/CTHN-TTHT ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Cục Thuế TP. Hà Nội
  • Cục Thuế TP Hà Nội cho rằng trong trường hợp công ty chi tiền ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động nhưng không tổ chức bữa ăn mà chi tiền và mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì không tính vào thu nhập chịu thuế cá nhân. Tuy nhiên, nếu mức chi cao hơn mức hướng dẫn thì phần vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Phụ cấp tiền ăn trưa, ăn ca có đóng BHXH không?

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền ăn giữa ca được xem là chế độ phúc lợi và không bao gồm trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Các khoản phụ cấp khác như tiền giữ trẻ, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, và các khoản trợ cấp khác cũng không phải đóng BHXH theo quy định tại Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH. Do đó, phụ cấp tiền ăn giữa ca không phải đóng BHXH.

>> Xem thêm: Quy định mức giảm trừ gia cảnh mới nhất năm 2024

Bài viết liên quan
Bình luận của bạn