Cách lựa chọn cỡ mẫu trong phân tích SPSS

Lựa chọn cỡ mẫu trong phân tích SPSS
5/5 - (5 votes)

Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách lựa chọn cỡ mẫu trong phân tích SPSS, đây là một bước nhỏ nhưng rất quan trọng trong nghiên cứu.

Tại sao cần lựa chọn cỡ mẫu trong phân tích SPSS?

Mục đích của nghiên cứu là hiểu được đặc điểm của tổng thể nhưng việc thu thập dữ liệu tổng thể phải tốn nhiều chi phí, thời gian và trong nhiều trường là không thể, vì vậy cần chọn mẫu để từ kết quả của mẫu có thể khái quát hóa lại tổng thể (Phạm Lộc, 2021a, tr. 5).

Xác định cỡ mẫu là gì?

Xác định cỡ mẫu: Xác định cỡ mẫu là xác định số lượng đơn vị điều tra trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập số liệu. Yêu cầu của cỡ mẫu là vừa đủ để vừa đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra vừa đảm bảo phù hợp với điều kiện về nhân lực, kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính khả thi.

Công thức xác định cỡ mẫu trong phân tích SPSS

Đề tài này ứng dụng 2 phương pháp nghiên cứu là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phương pháp hồi quy tuyến tính bội nên kích thước của mẫu trong nghiên cứu phải phù hợp yêu cầu của 2 phương pháp nêu trên.

Hair và cộng sự (2006) chỉ ra kích thước tối thiểu để sử dụng EFA là 50 và tốt hơn là 100; và tỷ lệ quan sát/số biến đo lường là 5:1; 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 quan sát. Số quan sát hiểu một cách đơn giản là số phiếu quan sát hợp lệ cần thiết; biến đo lường đơn giản là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát (Hair và cộng sự, 2006). Công thức chọn mẫu là:
n ≥ k*5 (2.1)
Trong đó:

n: Kích thước mẫu

k: Số biến quan sát.

Theo Harris (1985) kích thước mẫu phù hợp cho mô hình hồi quy đa biến được tính theo công thức (Harris, 1985):
n ≥ 50 + m (2.2)
Trong đó:

n: Kích thước mẫu

m: Số biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy

Phương pháp chọn mẫu thuận tiện có thể khảo sát bất cứ đối tượng nào, nếu đối tượng thực hiện khảo sát không đồng ý thì chuyển sang người khác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thực hiện khảo sát.

>> Xem thêm:

Bài viết liên quan
Bình luận của bạn