Kế toán ngân hàng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Kế toán ngân hàng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
5/5 - (1 vote)

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu kế toán ngân hàng nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, cùng xem bên dưới nhé!

1. Hoạt động ngoại hối

Hoạt động ngoại hối là hoạt động kinh doanh ngoại hối và cung ứng dịch vụ ngoại hối.

Kinh doanh ngoại hối là thực hiện các hoạt động ngoại hối nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro, đảm bảo thanh khoản của ngân hàng.

Cung ứng dịch vụ ngoại hối là cung ứng các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngoại hối đáp ứng nhu cầu khách hàng.

(Thông tư 21/2014/TT – NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp nhận hoạt động ngoại hối của TCTD)

Phạm vi hoạt động ngoại hối

  • Kinh doanh ngoại tệ giao ngay, ngoại tệ kỳ hạn
  • Nhận tiền gửi, cho vay ngoại tệ
  • Bao thanh toán, bảo lãnh bằng ngoại tệ
  • Phát hành và thanh toán thẻ quốc tế
  • Mua bán, chiết khấu, tái chiết khấu GTCT bằng ngoại tệ

Mục đích của hoạt động ngoại hối

  • Tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng
  • Góp phần điều hòa cung cầu ngoại tệ trên thị trường
  • Ổn định tỷ giá
  • Thực hiện chính sách ngoại hối của nhà nước

Kinh doanh ngoại tệ

Kinh doanh ngoại tệ là giao dịch liên quan đến việc mua, bán, hoán đổi ngoại tệ và các loại hình giao dịch khác trên thị trường ngoại tệ Việt Nam.

Các NHTM mua bán ngoại tệ phải được ngân hàng Nhà Nước cấp giấy phép và chấp hành qui định của nhà nước về quản lý ngoại hối.

Các loại hình giao dịch hối đoái

  • Giao dịch giao ngay (SPOT)
  • Giao dịch kỳ hạn (FORWARD)
  • Giao dịch hoán đổi (SWAP)
  • Giao dịch quyền chọn (OPTION)

(Theo Thông tư số 15/2015/TT-NHNN Hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối)

2. Kinh doanh ngoại tệ giao ngay

Giao dịch mua, bán ngoại tệ giao ngay là giao dịch hai bên thực hiện mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ với Đồng Việt Nam hoặc với một ngoại tệ khác theo tỷ giá giao ngay xác định tại ngày giao dịch.

Chứng từ sử dụng: phiếu thu, phiếu chi, ủy nhiệm chi, phiếu chuyển khoản, hợp đồng mua bán ngoại tệ, …

Kế toán kinh doanh ngoại tệ giao ngay

  • TK 1031: Ngoại tệ tại đơn vị
  • TK 1123: Tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước bằng ngoại tệ
  • TK 4221: Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng bằng ngoại tệ
  • TK 4711: Ngoại tệ kinh doanh
  • TK 4712: Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh

Hạch toán

Chỉ tiêuSPCThị trường MThị trường N
Doanh số bán
CPKB
SDĐP
CPBB thuộc tính
SDBP thị trường
Trừ CPBB chungXX
SDBP SPXX

3. Kế quả kinh doanh ngoại tệ

Cuối tháng kế toán tiến hàng xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ trong tháng

Lãi (lỗ) = Doanh thu bán ra – giá vốn mua vào

Trong đó:

Giá vốn mua vào = Số lượng ngoại tệ bán ra x Tỷ giá mua bình quân

Tỷ giá mua bình quân = Tổng số tiền mua ngoại tệ/ Số lượng ngoại tệ mua

Kế toán xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ

Tài khoản sử dụng:

  • TK 4712: Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
  • TK 721: Thu về kinh doanh ngoại tệ
  • TK 821: Chi về kinh doanh ngoại tệ

Hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ

Lãi
Nợ TK 4712: Số tiền lãi kinh doanh ngoại tệ
Có TK 721: Số tiền lãi kinh doanh ngoại tệ

Lỗ
Nợ TK 821: Số tiền lỗ kinh doanh ngoại tệ
Có TK 4712: Số tiền lỗ kinh doanh ngoại tệ

4. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

Tài khoản sử dụng

  • TK 4712: Thanh toán mua bán ngoại tệ kinh doanh
  • TK 6311: Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại vào thời điểm lập báo cáo

Hạch toán chênh lệch tỷ giá hối đoái

Điều chỉnh tăng chênh lệch tỷ giá hối đoái
(TGBQLNH> Tỷ giá mua bình quân thực tế)
Nợ TK 4712 – Số chênh lệch tăng tỷ giá
Có TK 6311 – Số chênh lệch tăng tỷ giá

Điều chỉnh giảm chênh lệch tỷ giá hối đoái
(TGBQLNH< Tỷ giá mua bình quân thực tế)
Nợ TK 6311 – Số chênh lệch tăng tỷ giá
Có TK 4712 – Số chênh lệch tăng tỷ giá

>> Xem thêm: Kế toán dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

Bài viết liên quan
Bình luận của bạn