Cách hạch toán lãi kế toán vốn huy động ngân hàng

Cách hạch toán lãi kế toán vốn huy động ngân hàng
5/5 - (4 votes)

Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu Cách hạch toán lãi kế toán vốn huy động ngân hàng.

I. Lãi tiền gửi tiết kiệm

1. Lãi tiền gửi

Theo Thông tư 14/2017/TT-NHNN Quy định phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng:

  • Số tiền lãi: là khoản tiền TCTD phải trả cho khách hàng gửi tiền hoặc khách hàng nhận cấp tín dụng phải trả cho TCTD về việc sử dụng khoản tiền đã nhận.
  • Thời hạn tính lãi: là toàn bộ khoảng thời gian do TCTD và khách hàng thoả thuận để tính số tiền lãi của khoản tiền gửi, cấp tín dụng phù hợp với quy định.
  • Kỳ tính lãi: là khoảng thời gian trong thời hạn tính lãi mà tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận dùng để tính số tiền lãi. Kỳ tính lãi có thể được xác định bằng giờ, ngày, tuần, tháng, năm theo thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật.

Nguyên tắc tính lãi:

  • Lãi suất tính lãi: được quy đổi theo tỷ lệ %/năm (lãi suất năm). Thời gian sử dụng để quy đổi mức lãi suất tính lãi theo tỷ lệ %/tháng, %/tuần, %/giờ sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày; quy đổi mức lãi suất theo tỷ lệ %/ngày sang mức lãi suất theo tỷ lệ %/năm và ngược lại được tính như sau:

a) Một năm là 365 ngày;
b) Một tháng là 30 ngày;
c) Một tuần là 07 ngày;
d) Một ngày là 24 giờ.

TCTD lựa chọn thời hạn tính lãi và thời điểm xác định số dư để tính lãi theo một trong hai cách sau:

  • Bỏ ngày đầu, tính ngày cuối – Thời điểm xác định số dư là đầu mỗi ngày.
  • Tính ngày đầu, bỏ ngày cuối – Thời điểm xác định số dư là cuối mỗi ngày.

Cách tính số ngày tính lãi:

  • Đối với tiền gửi không kỳ hạn: luôn tính theo số ngày thực.
  • Đối với tiền gửi có kỳ hạn: có thể tính theo số ngày thực (Vietinbank, Vietcombank) hoặc quy ước 1 tháng có 30 ngày (Sacombank).

Công thức tính lãi:

Số tiền lãi = ∑(C x n x i)/365

Trong đó:

  • C: Số dư thực tế
  • n: Số ngày duy trì số dư thực tế
  • i: Lãi suất tính lãi (theo năm)

Hạch toán lãi:

  1. Hình thức trả lãi:
    • Trả lãi trước
    • Trả lãi sau
    • Trả lãi định kỳ
  2. Phương pháp hạch toán
    • Phương pháp phân bổ
    • Phương pháp thực thu – thực chi
    • Phương pháp dự thu – dự chi

2. Phương pháp hạch toán lãi kế toán vốn huy động ngân hàng

Phương pháp phân bổ vốn huy động ngân hàng: Là việc thực hiện tính và chuyển dần vào tài khoản chi phí theo định kỳ đối với những khoản lãi đã chi trả trước.

Phương pháp dự thu – dự chi vốn huy động ngân hàng: Là việc thực hiện tính và hạch toán vào tài khoản chi phí theo định kỳ những khoản lãi phải trả tại một thời điểm trong tương lai.

Phương pháp thực thu – thực chi vốn huy động ngân hàng: Là việc hạch toán vào tài khoản chi phí theo số tiền thực tế đã chi ra.

3. Cách tính lãi tiền gửi

Lãi đơn: Là lãi được tính bằng cách cộng dồn lãi theo số dự hiện hành của tài khoản, lãi được nhập gốc theo chu kỳ trả lãi.

I = C x n x i

Lãi kép: là lãi được tính bằng cách lấy lãi kỳ này nhập vào vốn để tính lãi kỳ sau:

I = C x (1 + i)^n -C

Trong đó:

  • I là số tiền lãi khách hàng nhận được
  • C là số vốn gốc ban đầu
  • n là kỳ hạn gửi tiền
  • i là lãi suất tiền gửi

4. Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

  • Nếu khách hàng rút vốn trước hạn thì tuỳ theo thoả thuận mà khách hàng được hưởng lãi suất thoả thuận. Phần chênh lệch lãi do khác biệt giữa lãi suất kỳ hạn và lãi suất thoả thuận sẽ được ngân hàng tiến hành thoái chi.
  • Nếu đến ngày đáo hạn mà khách hàng chưa rút tiền thì khách hàng mặc nhiên sẽ được gia hạn thêm một kỳ hạn nữa. Phần lãi sẽ được nhập vào vốn gốc để tính cho kỳ hạn sau.

5. Hạch toán lãi tiền gửi tiết kiệm

Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:

Hàng tháng ngân hàng sẽ tính lãi và trả lãi cho khách hàng.

Cuối tháng, ngân hàng trả lãi:

Nợ TK 801: số tiền lãi phát sinh
Có TK 4211: số tiền lãi phát sinh

Lưu ý: Mỗi ngân hàng lựa chọn ngày trả lãi khác nhau, ví dụ Vietcombank: ngày 1, PVCombank: ngày 31, PVBank: ngày 24)

Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:

Hình thức trả lãi trước:
Khi khách hàng mở sổ, ngân hàng trả lãi:
Nợ TK 388: tổng số tiền trả lãi cho KH
Có TK 1011, 4211: tổng số tiền lãi trả cho KH

Cuối tháng, ngân hàng tiến hàng phân bổ lãi:
Nợ TK 801: số tiền lãi phát sinh trong tháng
Có TK 388: số tiền lãi phát sinh trong tháng

Hình thức trả lãi sau:
Cuối tháng, ngân hàng tiến hành dự chi lãi:
Nợ TK 801: Số tiền lãi phát sinh trong tháng
Có TK 4913: Số tiền lãi phát sinh

Khi khách hàng rút sổ, ngân hàng trả lãi:
Nợ TK 4913: số tiền lãi đã dự chi trước đó
Nợ TK 801: số tiền lãi chưa dự chi
Có TK 1011, 4211: số tiền lãi trả cho KH

Hình thức trả lãi định kỳ:
Cuối tháng, ngân hàng tiến hành dự chi lãi:
Nợ TK 801: Số tiền lãi phát sinh trong tháng
Có TK 4913: Số tiền lãi phát sinh

Hàng tháng khách hàng đến nhận lãi, ngân hàng tiến hành định khoản:
Nợ TK 4913: số tiền lãi dự chi trước đó
Nợ TK 801: số tiền lãi chưa dự chi
Có TK 1011, 4211: số tiền lãi của một tháng

Thoái chi trong tiền gửi tiết kiệm:

  • Thoái chi là nghiệp vụ ghi giảm chi phí những khoản chi phí đã trả hoặc dự trả cao hơn thực tế.
  • Khi khách hàng rút vốn trước hạn, lãi suất khách hàng thực nhận sẽ khác vói lãi suất kỳ hạn. Khi đó phần chênh lệch tiền lãi nếu đã được hạch toán vào chi phí hoặc đã trả cho khách hàng sẽ được ngân hàng tiến hàng thoái chi.

Hạch toán thoái chi

Hình thức trả lãi trước: ngân hàng tiến hàng thoái chi:
Nợ TK 1011, 4211: số tiền chênh lệch
Có TK 801: số tiền lãi chênh lệch đã đưa vào chi phí
Có TK 388: số tiền lãi chưa phân bổ

Hình thức trả lãi sau:
Nợ TK 4913: số tiền lãi chênh lệch
Có TK 801: số tiền lãi chênh lệch

II. Lãi tiền gửi trong vốn huy động

Đối với tiền gửi thanh toán:

Hàng tháng ngân hàng sẽ tính lãi và trả lãi cho khách hàng.

Cuối tháng ngân hàng trả lãi:
Nợ TK 801: số tiền lãi phát sinh
Có TK 4211: số tiền lãi phát sinh

Đối với tiền gửi có kỳ hạn

Hình thức trả lãi trước:
Khi khách hàng mở sổ, ngân hàng trả lãi:
Nợ TK 388: tổng số tiền lãi trả cho NH
Có TK 1011, 4211: tổng số tiền lãi trả cho KH

Cuối tháng, ngân hàng tiến hàng phân bổ lãi:
Nợ TK 801: số tiền lãi phát sinh trong tháng
Có TK 388: số tiền lãi phát sinh trong tháng

Hình thức trả lãi sau:

Cuối tháng, ngân hàng tiến hành dự chi lãi:
Nợ TK 801: số tiền lãi phát sinh trong tháng
Có TK 4911: số tiền lãi phát sinh

Khi khách hàng rút sổ, ngân hàng trả lãi:
Nợ TK 4911: số tiền lãi đã dự chi trước đó
Nợ TK 801: số tiền lãi chưa dự chi
Có TK 1011, 4211: số tiền lãi trả cho KH

Hình thức trả lãi định kỳ:

Cuối tháng, ngân hàng tiến hàng dự chi lãi:
Nợ TK 801: số tiền lãi phát sinh trong tháng
Có TK 4911: số tiền lãi phát sinh

Hàng tháng khách hàng nhận lãi, ngân hàng tiến hành định khoản:
Nợ TK 4911: số tiền lãi đã dự chi trước đó
Nợ TK 801: số tiền lãi chưa dự chi
Có TK 1011, 4211: số tiền lãi của một tháng

III. Lãi giấy tờ có giá

Phương pháp phân bổ (trả lãi trước):

Khi khách hàng mua GTCG, ngân hàng trả lãi:
Nợ TK 388: số tiền lãi trả cho KH
Có TK 1011, 4211: số tiền lãi trả cho KH

Cuối tháng, ngân hàng tiến hành phân bổ lãi:
Nợ TK 803: số tiền lãi phát sinh trong tháng
Có TK 388: số tiền lãi phát sinh trong tháng

Phương pháp dự thu – dự chi (đối với trả lãi sau và trả lãi định kỳ):

Cuối tháng, ngân hàng tiến hành dự chi lãi:
Nợ TK 803: số tiền lãi phát sinh trong tháng
Có TK 4921: số tiền lãi phát sinh

Khi khách hàng nhận lãi, ngân hàng định khoản:
Nợ TK 4921: số tiền lãi đã dự chi trước đó
Nợ TK 803: số tiền lãi chưa dự chi
Có TK 1011, 4211: số tiền lãi trả cho KH

>> Xem thêm: Kế toán dịch vụ thanh toán qua ngân hàng

Bài viết liên quan
Bình luận của bạn