9 Lưu ý khi đọc bảng cân đối kế toán

Rate this post

Tóm tắt lại các ý khi đọc bảng cân đối kế toán của 1 cty, cần tập trung vào những vấn đề sau:

1. Lưu ý 1 khi đọc bảng cân đối kế toán

Tính ra sự biến động tăng giảm tuyệt đối và tương đối của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán giữa số cuối năm so với số đầu năm.

Đồng thời tính ra tỷ trọng của từng khoản mục tài sản chiếm trong Tổng tài sản và Tỷ trọng của từng khoản mục trong nguồn vốn chiếm trong Tổng nguồn vốn (Tính tỷ trọng theo từng năm để xem sự biến động). Từ đó, tiến hành xem TỔNG TÀI SẢN TĂNG HAY GIẢM CŨNG NHƯ TỔNG NGUỒN VỐN TĂNG HAY GIẢM (Đây là cái tổng quát phải xem trước).

Sau đó, trong từng phần tài sản và nguồn vốn mới xem xét là tài sản, nguồn vốn tăng giảm đó là do khoản mục nào trong đó làm ảnh hưởng tăng giảm. Từ đó, phân tích và tìm hiểu nguyên nhân tăng giảm của từng khoản mục đó là tốt hay xấu (Có thể xem lại bài Cách đọc Bảng cân đối kế toán Vinamilk để nắm).

Những khoản mục trong yếu của TÀI SẢN mà các bạn cần phải để ý: Khoản phải thu khách hàng; Khoản phải thu khác (phải thu về cho vay ngắn hạn; phải thu ngắn hạn khác); Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, Khoản tài sản cố định; Khoản đầu tư XDCBDD; Hàng tồn kho.

Những khoản mục trọng yếu của NGUỒN VỐN mà các bạn cần phải để ý: Phải trả người bản ngắn hạn; Người mua trả tiền trước; Doanh thu chưa thực hiện; Vay ngắn hạn và dài hạn ngân hàng; Vốn góp chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Ví dụ 1: tìm hiểu nguyên nhân và phân tích mẫu cho bạn xem như khoản phải thu khách hàng tăng bất thường so với năm trước ví dụ tăng 20- 30% so với năm trước tức là bán hàng mà chưa thu tiền; Hàng tồn kho tăng 20-30% so với năm trước mà doanh thu giảm so với năm trước chẳng hạn…Đây là những dấu hiệu mà các bạn cần quan tâm khi nhìn vào bảng cân đối kế toán lúc ban đầu.

(Phải tìm hiểu nguyên nhân vì sao có sự tăng đột biến như vậy để từ đó có những nhận định đúng đắn hơn, nhớ phải theo dõi tình hình thị trường về nhu cầu của sản phẩm cũng như biến động giá cả đầu vào và đầu ra…chứ ko phải chỉ đọc báo cáo tài chính không rồi nhận xét không là chưa chuẩn).

Ví dụ như khoản hàng tồn kho tăng so với năm trước là do DN dự trữ để bán hàng trong năm tiếp theo vì thị trường đang thuận lợi cho Cty

(Ví dụ Cty Hòa Phát, Hoa Sen dự trữ hàng tồn kho cao vào cuối năm 2019 cao hơn rất nhiều so với cuối năm 2018, Vì năm 2020 thị trường thép thuận lợi, giá tăng và nhu cầu thép cũng tăng chẳng hạn thì có phải là dự trữ hàng tồn kho cao là tốt đúng không?)

Ví dụ 2: Trong năm cty có khoản đầu tư vào Cty liên kết, Cty có khoản XDCB dở dạng rất lớn ảnh hưởng đến tương lai của Cty (Thì các bạn cần phải tìm hiểu kỷ để phân tích xem liệu những khoản đầu tư của Cty có thuận lợi và rủi ro gì hay không… Phân tích ra để từ đó sẽ biết được tương lai của Cty. Ví dụ như Cty Hòa Phát chuyên về thép thì nhu cầu thép HRC rất lớn là 12 triệu tấn/năm tại thị trường nội địa (chưa kể xuất khẩu) và tăng 10% hàng năm.

Nhưng hiện tại thị trường Việt Nam chỉ có Formosa và Hòa Phát làm ra được HRC với công suất là 5,6 triệu tấn/năm. Do đó, Hòa Phát đã bắt đầu xây dựng thêm nhà máy Dung Quất 2 tại Quảng Ngãi chuyên về HRC với công suất là 5,6 triệu tấn/năm và đưa vào vận hành cuối 2024 thì các bạn nghĩ sao về tương lai của Hòa Phát sau năm 2024. => Có phải là doanh thu sẽ tăng ko=> Kéo theo lợi nhuận tăng=> Giá cổ phiếu sẽ tăng.

2. Lưu ý 2 khi đọc bảng cân đối kế toán

Cty có Tài sản TĂNG ĐỀU hàng năm cơ bản là tốt nhưng chú ý phân tích đến CƠ CẤU phù hợp của TÀI SẢN và NGUỒN VỐN để tránh những trường hợp đáng tiếc như đã ví dụ bên trên

+Ví dụ 1: để ý khoản phải thu khách hàng hoặc phải thu khác tăng đều qua hàng năm mà ko thu tiền trong tương lai: Cụ thể là MTM và FLC (tức là có thể tạo ảo những khoản doanh thu làm tăng khoản phải thu hoặc nếu thu không được thì chuyển khoản phải thu qua cho vay và ghi nhận khoản lãi phải thu và treo trên khoản mục phải thu khác và ghi nhận doanh thu tài chính).

+Ví dụ 2: Không được dùng vay ngắn hạn để tài trợ tài sản dài hạn như HAG (Hoàng Anh Gia Lai). Vì lúc này khả năng hoạt động liên tục bị vi phạm (vì lúc này tài sản dài hạn chưa hoàn thành để tạo ra doanh thu, lợi nhuận mà tiền phải chi ra để trả lãi và gốc nên dùng nợ vay ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn như XDCB dở dang thì rất nguy hiểm)

+Ví dụ 3: Tài sản tăng do Cty làm ăn tốt tạo ra LỢI NHUẬN VÀ DÒNG TIỀN=> Làm cho tài sản tăng. Nếu điều này xảy ra thì không cần phải bàn rồi. Quá tốt. Tuy nhiên, cần phải xem thêm về Báo cáo lưu chuyển tiền tệ để xem dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có mang về tiền hay không (Xem VINAMILK, Xem Hòa Phát, Xem FPT sẽ thấy tài sản tăng trưởng đều đặn hàng năm. Và dòng tiền thuần của hoạt động SXKD tăng trưởng đều đặn hàng năm)

+Ví dụ 4: Do cty này đi vay sẽ làm tăng tài sản của Cty
=> VẬY LIỆU CTY TĂNG NỢ VAY NGÂN HÀNG THÌ XẤU HAY KO ?
Ví dụ nợ vay tăng lên để đầu tư XDCB hình thành nên tài sản cố định, tăng công suất nhà máy

=> Sẽ làm tăng trưởng doanh thu trong tương lai (Vấn đề tốt hay xấu thì các bạn phải xem kết quả kinh doanh trong vài năm tới, sau khi XDCB đã hình thành nên tài sản, nhưng các bạn cần phải biết và theo dõi ngành nghề kinh doanh của Cty để biết nhu cầu thị trường của sản phẩm Cty đang kinh doanh có cần thiết trong tương lai hay không để từ đó có nhận định tương lai của doanh nghiệp là sáng hay tối=> Từ đó mà quyết định đầu tư) Xem cụ thể trường hợp của Cty Hòa Phát mà tôi phân tích bên trên là các bạn sẽ thấy rõ nhất.

3. Lưu ý 3 khi đọc bảng cân đối kế toán

Để ý đến khoản đầu tư dài hạn (Mua sắm, xây dựng tài sản cố định) phải bằng nguồn vốn tự có và bằng vốn vay dài hạn. Đây là 1 khoản rất quan trọng tiến tới tăng trưởng dài hạn trong tương lai của Cty (Giống như Hòa Phát: HPG. Đây là 1 trường hợp mà có tăng trưởng thật sự, chứ không phải cử đầu tư dài hạn mua sắm và XDCB dở dang là tương lai sáng lạn đâu nhé).

Ví dụ như trường hợp đầu tư dài hạn của Hoàng Anh Gia Lai là thất bại (Vì dùng nguồn vốn vay ngắn hạn tài trợ cho tài sản dài hạn, bên cạnh đó giá cao su bán ra giảm và nhỏ hơn giá thành nên không thể nào mà cạo mủ cao su để bản, vì cạo bản sẽ lỗ nên cứ treo tài sản XDCBDD).

4. Lưu ý 4 khi đọc bảng cân đối kế toán

Tập trung để ý đến các khoản đầu tư dài hạn mà cty đầu tư như: Đầu tư kinh doanh chứng khoán xem có hiệu quả hay không?… Đánh giá không tốt những doanh nghiệp mà có đầu tư chứng khoán kinh doanh (Vì đây không phải lã lĩnh cốt lõi của doanh nghiệp nên sẽ không thể chuyên nghiệp được bằng các Quỹ hoặc Cty chứng khoán=> Nên nhiều khả năng dẫn đến mất tiền là có).

5. Lưu ý 5 khi đọc bảng cân đối kế toán

Tài sản ngắn hạn phải lớn hơn Nợ ngắn hạn để đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của DN. Nhưng cũng để ý là tài sản ngắn hạn> nợ ngắn hạn, và tài sản ngắn hạn đó phải quy đổi ra được THÀNH TIỀN trong tương lai thì mới ok, để không giống như vết xe đổ của MTM (Khoáng sản Miền Trung: Khoản phải thu tăng đều qua hàng năm mà không thu được tiền, vì đây là khoản phải thu khách hàng ảo do doanh nghiệp xuất khống hóa đơn).

Hoặc tài sản ngắn hạn mà toàn là hàng tồn kho tồn động nhiều mà bản không được (giống như 1 ví dụ bên trên mà tôi đã phân tích) thì cũng như không vì không quy ra được thành tiền thì sẽ không có tiền trả nhà cung cấp và không thể quay vòng tài sản được (tức là tiền sẽ ko có để mà vận động) => Dẫn đến mất khả năng thanh toán.

Lưu ý: Tránh xa những doanh nghiệp mà tài sản ngắn hạn < Nợ ngắn hạn=> Dẫn đến Cty mất khả năng thanh toán (Xem Thủy Sản Hùng Vương, Hoàng Anh Gia Lai và Gỗ trường Thành mà tôi phân tích bên trên sẽ thấy những Cty này có Tài sản ngắn hạn< Nợ ngắn hạn và Cty đang trong tình trạng báo động đỏ)

6. Lưu ý 6 khi đọc bảng cân đối kế toán

Để ý cơ cấu Nợ vay ngân hàng mà gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu là có vấn đề rồi (Giống như Gỗ Trường Thành và Thủy sản Hùng Vương và Hoàng Anh Gia Lai vốn vốn vay gấp nhiều lần vốn chủ, làm ăn ko hiểu quả => Mất khả năng thanh toán, dẫn đến xu hướng mất vốn tức là Vốn chủ sở hữu sẽ bị âm)

Tránh xa những doanh nghiệp mà vốn vay cao hơn vốn chủ sở hữu nhiều lần.

LƯU Ý: Nếu vốn vay mà cao hơn vốn chủ và Cty làm ra lợi nhuận sau thuế mà có lợi nhuận sau thuế bằng 1/3 Vốn vay trở lại thì cũng ok (Tức là Vốn vay cao gấp 3 lần lợi nhuận sau thuế làm ra trong 1 năm thì xem cũng ok đi, còn lớn hơn số 3 thì cần xem xét kỷ

=> Mục đích xem như vậy là để biết LỢI NHUẬN SAU THUẾ MÀ CTY LÀM RA HÀNG NĂM CÓ ĐỦ TRẢ CHO KHOẢN NỢ VAY HAY KHÔNG?

Các bạn cần phải đánh giá (Ví dụ nợ vay là 100 tỷ mà lợi nhuận làm ra mỗi năm là 2 tỷ thì trong bao lâu DN mới trả hết nợ 100 tỷ. Lúc này phải mất là 50 năm=100/2. Điều này thì thật vô lý phải ko? Vì cho vay dài hạn thì ngân hàng cho vay tầm 3-7 năm đổ lại là cùng).

Các bạn có thể so sánh lợi nhuận sau thuế làm ra mỗi năm bằng 1/3 hay 1/4 hay 1/5 của nợ vay ngân hàng là tùy sự nhìn nhận của các bạn vay (Vì tất cả là phụ thuộc vào thời gian vay ngân hàng là bao lâu. Ví dụ năm thì lợi nhuận sau thuế bằng 1/5 nợ vay ngân hàng thì cũng tạm chấp nhận=> Lúc này lợi nhuận làm ra chỉ đủ trả nợ gốc vay ngân hàng trong vòng 5 năm mà ko có lợi nhuận giữ lại cho cổ đông).

7. Lưu ý 7 khi đọc bảng cân đối kế toán

Xem vốn chủ sở hữu có tăng đều đặn qua các năm hay không (Tăng đều đặn ở đây là tăng đều đặn phần Lợi nhuận sau thuế của Cty làm ra hàng năm đó). Rất quan trọng (Nếu tăng đều đặn là tốt). Vì nhìn vào Báo cáo kết quả kinh doanh có 1 khoản là lợi nhuận sau thuế

=> Nó chính là làm cho Vốn chủ sở hữu tăng lên, nhưng phải kết hợp với điểm 6 ở trên tôi nói là khoản lợi nhuận làm ra này mà khoản vay cao gấp 6- 7 lần thì cần phải xem xét lại là điều khoản vay của Ngân hàng có cho vay thời hạn dài như vậy hay không? vì nếu như vậy thì Cty phải mất 6-7 năm làm ra lợi nhuận để trả hết gốc vay.

Ví dụ: lúc đầu chúng ta có vốn chủ sở hữu là 1 tỷ, mỗi năm làm ra 3 tỷ lợi nhuận sau thuế mà vốn vay là 3 tỷ vay trong 3 năm thì => Mỗi năm trả hết 1 tỷ nợ gốc vay=> Tài sản Cty mỗi năm tăng lên 2 tỷ. (Vì trả hết 1 tỷ cho nợ vay, có phải 3 năm là trả hết nợ gốc. Vậy 3 năm đầu tài sản mỗi năm tăng là 2 tỷ).

8. Lưu ý 8 khi đọc bảng cân đối kế toán

Để ý đến những khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (Cty nào mà có khoản này là Cty đó 100% có tiền nhàn lỗi). Là tốt nhé. Vì trong thời gian này chưa biết làm gì thì đem tiền gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi, đợi cơ hội đến thì đầu tư (Ví dụ như mua bán sáp nhập lĩnh vực cùng ngành nghề, mở rộng ngành nghề mới …). Hiện tại các bạn có thể xem Báo cáo Vinamilk, Hòa Phát, FPT…nói chung những Cty đầu ngành thì tiền khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn luôn luôn có và rất lớn

9. Lưu ý 9 khi đọc bảng cân đối kế toán

Tính ra tỷ lệ thanh toán ngắn hạn Bằng tài sản ngắn (current asset)/nợ ngắn hạn (current liability) >=2 LÀ TỐT, Cty có lợi thế cạnh tranh nhất định so với đối thủ cùng ngành. Các bạn có thể xem phân tích Bảng cân đối kế toán Vinamilk 2016 bên trên sẽ thấy điều này

Hoặc có thể tính TÍNH RA VỐN LƯU ĐỘNG =TÀI SẢN NGẮN HẠN TRỪ ĐI NỢ NGẮN HẠN=WORKING CAPITAL dương là tốt. Ngược lại ÂM là 1 bảo hiệu đỏ cho vấn đề là ĐƠN VỊ CÓ KHẢ NĂNG MẤT KHẢ NĂNG THANH TOÁN => Dẫn đến phá sản.

(Nhưng lưu ý đến vấn đề về Thay đổi vốn lưu động để ý đến chỗ Vốn lưu động tăng lên mà từ Khoản phải thu khách hàng và hàng tồn kho nhiều năm nhưng DN không có tiền. => Lúc này báo cáo lưu chuyển tiền tệ có dòng tiền từ hoạt động SXKD âm=> Dẫn đến là không tốt). Xem ví dụ bên dưới

Ví dụ 1: Các bạn xem Báo cáo lại Vinamilk sẽ thấy được Vốn lưu động của Vinamilk qua các năm luôn luôn DƯƠNG và tỷ lệ tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn luôn lớn hơn 2 (quá tốt. Có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cùng ngành)

Ví dụ 2: Và Các bạn xem lại Báo cáo Hoàng Anh Gia Lai vốn lưu động luôn luôn Âm và tỷ lệ Current assets/Current Liability LÀ QUÁ XẤU (Vì nhỏ hơn 1)

Bình luận của bạn