7 Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải

7 Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
5/5 - (5 votes)

Chào các bạn, trong bài viết này mình sẽ trình bày một số bài tập kế toán ngân hàng có lời giải từ cơ bản đến nâng cao, mình sẽ update thêm các bài tập mới bên dưới, nếu các bạn có bài tập muốn chia sẻ thì có thể gửi email qua địa chỉ: thuvienketoanonline@gmail.com nhé. Cảm ơn các bạn.

Bài tập kế toán ngân hàng 1:

Đơn vị tính: triệu đồng

Tại NHTM CP ABC tại ngày 31/12/2022 có tình hình số dư trên các tài khoản tổng hợp như sau:

  • Cho vay khách hàng: 7.000.000
  • Vốn và các loại quỹ NH: 3.200.000
  • Đầu tư, liên doanh: 60.500
  • Tiền gửi của khách hàng: 3.500.000
  • Tiền mặt: 70.000
  • Tiền gửi tại NH Nhà nước: 500.000
  • Tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác 167.000
  • Cho vay các tổ chức tín dụng: 130.000
  • Tiền gửi của các tổ chức tín dụng: 64.000
  • Tài sản cố định: 1.000.000
  • Tài sản có khác: 57.000
  • Nợ phải trả khác: 18.500
  • Lợi nhuận hoặc lỗ: ?
  • Tài sản thế chấp, cầm cố của KH: 8.400.000

Yêu cầu:

Hãy tính toán và điền số liệu vào chỗ (?)
Lập bảng cân đối kế toán ngân hàng ngày 31/12/22

Bài giải

TÀI SẢNSỐ TIỀNNGUỒN VỐNSỐ TIỀN
Tiền mặt70.000Vốn và các loại quỹ NH3.200.000
Tiền gửi tại NHNN500.000Tiền gửi của khách hàng3.500.000
Cho vay các tổ chức tín dụng130.000Nợ phải trả khác18.500
Cho vay khách hàng7.000.000Tiền gửi của các tổ chức tín dụng64.000
Đầu tư liên doanh60.500Lợi nhuận2.202.000
Tài sản cố định1.000.000
Tài sản có khác57.000
Tiền gửi tại TCTD khác167.000
Tổng tài sản8.984.500Tổng nguồn vốn8.984.500

Bài tập kế toán ngân hàng 2:

Đơn vị tính: tỷ đồng

NHTMCP ABC mới thành lập có vốn ban đầu do cổ đông đóng góp là 3.000, được cơ cấu như sau:

  • Tiền mặt là 1.900
  • Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước là 800
  • TSCĐ là 300

Trong kỳ ngân hàng có các nghiệp vụ phát sinh:

(1) Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng tiền mặt là 800

(2) Cho vay ngắn hạn một số khách hàng bằng tiền mặt là 1.000

(3) Mua thêm một số TSCĐ, trả cho nhà cung cấp từ tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, nguyên giá tài sản cố định 200, thuế VAT 10%.

Yêu cầu:

a) Lập bảng cân đối kế toán ban đầu.

b) Định khoản và cho biết ảnh hưởng của các nghiệp vụ kinh tế đến giá trị của tài sản, nguồn vốn trong ngân hàng.

c) Lập Bảng cân đối kế toán cuối kỳ.

Bài giải bài tập kế toán ngân hàng

a) Bảng cân đối kế toán đầu kỳ:

TÀI SẢNSỐ TIỀNNGUỒN VỐNSỐ TIỀN
Tiền mặt1.900Vốn chủ sở hữu3.000
Tiền gửi tại NHNN800
TSCĐ300
Tổng tài sản3.000Tổng nguồn vốn3.000

b)

NV1:

Nợ TK tiền mặt: 800
Có TK tiền gửi tiết kiệm: 800

NV2:

Nợ TK cho vay: 1.000
Có TK tiền mặt: 1.000

NV3:

Nợ TK TSCĐ: 200
Nợ TK VAT đầu vào: 20
Có TK tiền gửi NHNN: 220

c) Bảng cân đối kế toán cuối kỳ:

TÀI SẢNSỐ TIỀNNGUỒN VỐNSỐ TIỀN
Tiền mặt1.700Tiền gửi tiết kiệm800
Cho vay KH1.000Vốn chủ sở hữu3.000
Tiền gửi tại NHNN580
TSCĐ500
Thuế GTGT đầu vào20
Tổng tài sản3.800Tổng nguồn vốn3.800

Bài tập kế toán ngân hàng 3:

Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải

Bài tập kế toán ngân hàng về tăng vốn điều lệ

Ngân hàng TMCP ABC phát hành thêm 100.000 cổ phiếu, mệnh giá 10.000đ/CP.

  • Ngày 01/02/2022 ngân hàng bán 10.000 cổ phiếu cho nhân viên với giá ưu đãi 9.700 đồng/ CP
  • Ngày 10/02/2022 ngân hàng bán 50.000 số cổ phiếu cho nhà đầu tư với giá 10.500 đồng/ CP

Biết mọi giao dịch được thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, hãy hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Bài giải bài tập kế toán ngân hàng

Đơn vị tính: 1.000 đ

(1) Nợ TK 4211 (nhân viên): 97.000

Nợ TK 603: 3.000
Có TK 601: 100.000

(2)

Nợ TK 4211 (nhà đầu tư): 525.000
Có TK 601: 500.000
Có TK 603: 25.000 (thặng dư vốn cổ phần)

Bài tập kế toán ngân hàng 4:

Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải về quỹ ngân hàng

Ngày 31/12/2021 Ngân hàng TMCP ABC xác định lợi nhuận sau thuế là 1.000 tỷ đồng và tiến hành trích lập các quỹ như sau:

  • Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 5%
  • Quỹ dự phòng tài chính: 10%

Phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau:

  • Trích quỹ đầu tư phát triển 50%
  • Chia lợi tức cổ đông 30%
  • Trích quỹ khen thưởng 10%
  • Trích quỹ phúc lợi 5%

Phần lợi nhuận còn lại giữ lại cho năm sau

Yêu cầu: Hãy tính số trích lập của từng loại quỹ và hạch toán các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh.

Bài giải bài tập kế toán ngân hàng

  • Đơn vị tính: tỷ đồng
  • Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: 50
  • Quỹ dự phòng tài chính: 100
  • Quỹ đầu tư phát triển: 425
  • Chia lợi tức cổ đông: 255
  • Trích quỹ khen thưởng: 85
  • Trích quỹ phúc lợi: 42.5
  • LN giữ lại: 42.5

Hạch toán các nghiệp vụ ngân hàng phát sinh:

Nợ TK 691: 50
Có TK 611: 50

Nợ TK 692: 100
Có TK 613: 100

Nợ TK 691: 425
Có TK 612: 425

Nợ TK 691: 255
Có TK 1011: 255

Nợ TK 691: 85
Có TK 4841: 85

Nợ TK 691: 42.5
Có TK 4842: 42.5

Ta có lợi nhuận còn lại 42.5

31/12: 1000

Qua ngày 1/1 chuyển:

Nợ TK 691: 1.000
Có TK 692: 1.000

Như vậy ta có lưu ý khi trích quỹ như sau:

  • Trích quỹ cuối năm dùng TK 691
  • Trong năm chưa có lợi nhuận dùng TK 692

Bài tập kế toán ngân hàng 5:

Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải

Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

Số dư tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của khách hàng A ngày 01/01/2023 là 50.000.000 (đồng)

  • Ngày 06/01 gửi tiết kiệm 100.000.000 đồng
  • Ngày 15/01 rút tiết kiệm 50.000.000 đồng
  • Ngày 20/01 gửi tiết kiệm 200.000.000 đồng
  • Ngày 28/01 rút tiết kiệm 80.000.000
  • Ngày 31/01 ngân hàng tiến hành tính lãi và nhập vốn cho khách hàng

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 0.2%/ năm. Hãy hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 01/2023

Bài giải bài tập kế toán ngân hàng tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn

NV1: Ngày 06/01

Nợ TK 1011: 100tr
Có TK 4231: 100tr

NV2: Ngày 15/01

Nợ TK 4231: 50tr
Có TK 1011: 50tr

NV3: Ngày 20/01

Nợ TK 1011: 200tr
Có TK 4231: 200tr

NV4: Ngày 28/01

Nợ TK 4231: 80tr
Có TK 1011: 80tr

Tính lãi vào ngày 31 vì khách hàng không rút tiền, TK không kỳ hạn tính lãi theo số ngày thực gửi:

NgàyBiến độngSố dưSố ngàyLãi (BD x SD x A)
01/01505
06/011001509
15/01-501005
20/012003008
28/01-802203
31/011
31

Lưu ý: Số dư chỉ biến động 1 lần vào cuối tháng 220tr + 29.479 đ khi lãi + vốn gốc.

Lãi = (50tr x 5 + 150tr x 9 + … + 220tr x 4) x 0.2%/365

Bài tập kế toán ngân hàng 6:

Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Ngày 11/02/2023 ông B đến ngân hàng mở sổ tiết kiệm với thông tin như sau:

  • Số tiền: 100 triệu đồng
  • Kỳ hạn: 3 tháng
  • Lãi suất 6%/năm

Đến ngày đáo hạn, ông B đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm. Tất cả nghiệp vụ đều được thanh toán chuyển khoản. Ngân hàng tính lãi theo quy ước 1 tháng có 30 ngày. Hãy hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh biết hình thức trả lãi

a) Trả lãi trước
b) Trả lãi sau
c) Trả lãi định kỳ

Bài giải bài tập kế toán ngân hàng tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

a) TH trả lãi trước

Trong TH này chúng ta tính lãi đến ngày 10/5 vì ngày 11/5 khách hàng đã rút sổ:

  • 11/02: Khách hàng mở sổ tiết kiệm
    Nợ TK 4211 (ông B): 100tr
    Có TK 4232: 100tr

Mỗi khách hàng có TK 4211 riêng.

  • NH trả lãi cho KH
    Nợ TK 388: 100tr x 90 x 6%/365 = 1.479.000
    Có TK 4211 (ông B): 1.479.000
  • Ngày 28/02 ngân hàng phân bổ lãi:
    Nợ TK 801: 100tr x 20 x 6% / 365 = 329.000
    Có TK 388: 329.000
  • Ngày 31/ 03 ngân hàng phân bổ lãi:
    Nợ TK 801: 100tr x 30 x 6% / 365 = 493.000
    Có TK 388: 493.000
  • Ngày 30/ 04 ngân hàng phân bổ lãi:
    Nợ TK 801: 100tr x 30 x 6% / 365 = 493.000
    Có TK 388: 493.000
  • Ngày 11/ 05
    + KH rút sổ tiết kiệm:
    Nợ TK 4232: 100tr
    Có TK 4211 (ông B): 100tr
    + Ngân hàng phân bổ lãi:
    Nợ TK 801: 100tr x 10 x 6% / 365 = 164.000
    Có TK 388: 164.000

b) TH trả lãi sau

  • 11/02: Khách hàng mở sổ tiết kiệm
    Nợ TK 4211 (ông B): 100tr
    Có TK 4232: 100tr
  • Ngày 28/02 ngân hàng dự chi lãi:
    Nợ TK 801: 100tr x 20 x 6%/365 = 329.000
    Có TK 4913: 329.000
  • Ngày 31/03 ngân hàng dự chi lãi:
    Nợ TK 801: 100tr x 30 x 6%/365 = 493.000
    Có TK 4913: 493.000
  • Ngày 30/04 ngân hàng dự chi lãi:
    Nợ TK 801: 100tr x 30 x 6%/365 = 493.000
    Có TK 4913: 493.000
  • Ngày 11/ 05
    + KH rút sổ tiết kiệm:
    Nợ TK 4232: 100tr
    Có TK 4211 (ông B): 100tr
    + Ngân hàng trả lãi cho khách hàng:
    Nợ TK 4913: 329.000 + 493.000 + 493.000 = 1.315.000
    Nợ TK 801: 164.000 (10 ngày lãi đầu tháng 05)
    Có TK 4211 (ông B): 100 tr x 90 x 6%/ 365 = 1.479.000

c) TH trả lãi định kỳ:

Ngày 11/02: Ngân hàng mở sổ tiết kiệm:
Nợ TK 4211 (ông B): 100tr
Có TK 4232: 100tr

Ngày 28/02 ngân hàng dự chi lãi:
Nợ TK 801: 100tr x 20 x 6% / 365 = 329.000
Có TK 4913: 329.000

Ngày 11/03 ngân hàng trả lãi:
Nợ TK 4913: 329.000
Nợ TK 801: 100tr x 10 x 6% / 365 = 164.000
Có TK 4211 (ông B): 493.000 (100tr x 30 x 6% /365)

Ngày 31/03 ngân hàng dự chi lãi:
Nợ TK 801: 100tr x 20 x 6%/365 = 329.000
Có TK 4913: 329.000

Ngày 11/04 ngân hàng trả lãi:
Nợ TK 4913: 329.000
Nợ TK 801: 164.000
Có TK 4211 (ông B): 493.000

Ngày 30/04 ngân hàng dự chi lãi:
Nợ TK 801: 100tr x 20 x 6% / 365 = 329.000
Có TK 4913: 329.000

Ngày 11/05

Khách hàng rút sổ tiết kiệm:
Nợ TK 4232: 100tr
Có TK 4211 (ông B): 100tr

NH trả lãi:
Nợ TK 4913: 329.000
Nợ TK 801: 164.000
Có TK 4211 (ông B): 493.000

Bài tập kế toán ngân hàng 7:

Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải thoái chi

Ngày 12/02/2023 khách hàng C đến ngân hàng TMCP ABC mở sổ tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, số tiền 100 triệu đồng, lãi suất 6%/năm. Ngày 05/04/2023 bà C đề nghị rút sổ tiết kiệm. Yêu cầu hạch toán các nghiệp vụ liên quan, biết ngân hàng dự chi (phân bổ) vào ngày cuối tháng, lãi suất không kỳ hạn 0.5%/ năm và hình thức trả lãi:
a) Trả trước
b) Trả sau
c) Trả định kỳ
Mọi giao dịch đề được thực hiện bằng tiền mặt.

Bài giải bài tập kế toán ngân hàng thoái chi

a) Trả lãi trước:

12/02 khách hàng mở sổ tiết kiệm:

Nợ TK 1011: 100 tr
Có TK 4232: 100tr

Nợ TK 388: 100tr x 90x 6% / 365 = 1.479.000
Có TK 1011 (C): 1.479.000

28/02 NH phân bổ lãi (19 ngày)

Nợ TK 801: 312.000
Có TK 388: 312.000

31/03 ngân hàng phân bổ lãi:

Nợ TK 801: 100tr x 30 x 6%/365 = 493.000
Có TK 388: 493.000

05/04 KH rút sổ tiết kiệm

Nợ TK 4232: 100tr
Có TK 1011: 100tr

NH thoái chi lãi
Nợ TK 1011: 1.479.000
Có TK 801: 312.000 + 493.000 = 805.000
Có TK 388: 674.000
NH trả lãi cho KH
Nợ TK 801: 100tr x (17+31+4) x 0.5/365 = 71.000
Có TK 1011: 71.000

Tính theo ngày thực

b) Trả lãi sau

Ngày 12/02 khách hàng mở sổ tiết kiệm:

Nợ TK 1011: 100tr
Có TK 4232: 100tr

Ngày 28/02 ngân hàng dự chi lãi (19 ngày)

Nợ TK 801: 312.000
Có TK 4913: 312.000

Ngày 31/03 ngân hàng dự chi lãi:

Nợ TK 801: 493.000
Có TK 4913: 493.000

Ngày 05/04 ngân hàng rút sổ tiết kiệm:

Nợ TK 4232: 100tr
Có TK 1011: 100tr

NH thoái chi lãi:

Nợ TK 4913: 805.000
Có TK 801: 805.000

Nợ TK 801: 71.000
Có TK 1011: 71.000

c) Trường hợp trả lãi định kỳ:

Ngày 12/02 khách hàng mở sổ tiết kiệm:
Nợ TK 1011: 100tr
Có TK 4232: 100tr

Ngày 28/02 ngân hàng dự chi lãi:
Nợ TK 801: 100tr x 19 x 6%/365 = 312.000
Có TK 4913: 312.000

Ngày 12/03 ngân hàng trả lãi:
Nợ TK 4913: 312.000
Nợ TK 801: 100tr x 11 x 6%/365 = 181.000
Có TK 1011: 493.000

Ngày 31/03 ngân hàng dự chi lãi:
Nợ TK 801: 312.000
Có TK 4913: 312.000

Ngày 05/04 khách hàng rút sổ tiết kiệm:
Nợ TK 4232: 100tr
Có TK 1011: 100tr

Nợ TK 4913: 312.000
Nợ TK 1011: 493.000
Có TK 801: 805.000

Nợ TK 801: 100tr x (17 + 31 + 4) x 0.5%/365 = 71.000
Có TK 1011: 71.000

Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải là gì?

Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải là một dạng bài tập được sử dụng trong quá trình đào tạo kế toán, nhằm giúp sinh viên hoặc học viên nắm vững kiến thức về kế toán trong ngành ngân hàng.
Bài tập kế toán ngân hàng có lời giải thường bao gồm các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các giao dịch tài chính, tính toán các chỉ tiêu tài chính, phân tích các khoản đầu tư, tín dụng, quản lý rủi ro và đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng có lời giải kèm theo.
Các bài tập kế toán ngân hàng có thể được thiết kế với các trường hợp thực tế, ví dụ như một ngân hàng thực sự đang hoạt động, để giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tế và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề trong công việc kế toán.
Với việc thực hiện bài tập kế toán ngân hàng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về kế toán, tài chính và quản lý ngân hàng, đồng thời rèn luyện kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề trong ngành kế toán ngân hàng.

Có khoá học nào về nghiệp vụ ngân hàng không?

Có nhiều khoá học về nghiệp vụ ngân hàng được cung cấp bởi các tổ chức đào tạo và trung tâm đào tạo tại Việt Nam.
Một số trường đại học có chương trình đào tạo chuyên ngành ngân hàng như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, Đại học Hutech, Đại học FPT, …
Ngoài ra, các tổ chức đào tạo như VietinBank Academy, Banknetvn, ACB Academy, BIDV Training and Research Institute, đều cung cấp các khoá học về nghiệp vụ ngân hàng.
Bạn có thể tìm kiếm các khoá học này trên internet hoặc liên hệ trực tiếp với các trường và tổ chức đào tạo để biết thêm chi tiết về các khoá học này.

Kết luận

Như vậy mình vừa giới thiệu cho các bạn 7 bài tập kế toán ngân hàng có lời giải từ cơ bản đến nâng cao, nếu bạn có thắc mắc nào hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

>> Xem thêm: Bài tập xuất nhập khẩu trực tiếp có lời giải

THƯ VIỆN KẾ TOÁN ONLINE

Kế toán thanh toán⭐ Kiến thức gắn gọn, súc tích
✅ Kế toán quản trị⭐ Hiệu quả, chi phí hợp lý
✅ Kế toán hành chính sự nghiệp⭐ Dễ dàng, nhanh chóng
Kế toán ngân hàng⭐ Tường tận, rõ ràng
Kế toán ngân sách⭐ Chuyên sâu, dễ hiểu
✅ Kế toán khai báo thuế⭐ Tối ưu chi phí
✅ Phân tích báo cáo tài chính⭐ Nâng cao hiệu quả hoạt động

Bài viết liên quan
Bình luận của bạn